Mách mẹ 7 cách tạo thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ

- Thống nhất cách cho con ăn
Nếu như bố mẹ đang áp dụng cho con những quy tắc cơ bản như: tạo không gian bữa ăn thoải mái, ấm cúng, cho trẻ tự chọn món ăn trên bàn hoặc hướng dẫn chọn thực phẩm giúp cân bằng dinh dưỡng. Vậy thì xin chúc mừng, bố mẹ đang làm đúng rồi đấy! Tuy nhiên, nếu thấy mình đang cho con ăn giống những cách dưới đây, thì bố mẹ hãy mau chóng thay đổi đi nhé
- “Thúc ép” ăn uống
- “Nuông chiều” quá mức
- “Nghiêm ngặt” quản lý
- Hãy ân cần khi cho trẻ ăn
Đôi khi điều bố mẹ nghĩ chưa hẳn sẽ đúng với điều trẻ muốn, nhất là trong việc ăn uống. Trẻ biết khi nào trẻ no hoặc đói, đừng cố gắng để con ăn được nhiều. Ân cần hướng dẫn và cho con tự quyết định về lượng thức ăn mà con có thể tiêu thụ nhé bố mẹ.
Lời khuyên từ Tiến sĩ Lisa Fries:
“Tạo áp lực để con ăn nhiều hơn có thể dẫn đến nhiều hậu quả cho thói quen ăn uống sau này của con. Nếu con thấy no, điều này giúp con tự nhận biết được các dấu hiệu từ bao tử, tránh việc ăn quá nhiều khiến đầy bụng. Trường hợp khác, khi lớn lên trẻ sẽ né tránh, ám ảnh với các món ăn mà bố mẹ ép buộc lúc nhỏ. Thỉnh thoảng trẻ con sẽ ăn nhiều hơn mức hằng ngày và việc này hoàn toàn bình thường. Trẻ sẽ tự giảm lượng thức ăn ở bữa sau để hợp với nhu cầu trẻ.”
- Ưu tiên chọn lựa thực phẩm giàu dưỡng chất
Dạ dày của trẻ từ 2 – 6 tuổi chỉ bằng 1/3 dạ dày của người lớn, thời gian tiêu hóa sẽ chậm hơn. Đặc biệt là đối với các chất béo, đường, muối. Thay vào đó, hãy cung cấp thực phẩm đa dạng, giàu dinh dưỡng và bổ sung thêm đủ lượng nước, sữa cho bé. Tuy nhiên, trong các dịp đặc biệt như Lễ, Tết, Sinh nhật thì bố mẹ không nên ngăn cấm, mà hãy hạn chế lượng bánh kẹo, đồ ngọt cho trẻ nhé. Trẻ sẽ tự nhận thấy rằng bánh kẹo là món chỉ có trong các dịp đặc biệt, không phải là thức ăn bổ dưỡng hằng ngày.
Lời khuyên từ Tiến sĩ Lisa Fries:
“Nghiên cứu cho thấy trẻ lớn lên sẽ có xu hướng tiêu thụ lượng lớn các thực phẩm mà trẻ bị cấm cản lúc còn nhỏ (ví dụ: bố mẹ khẳng định cấm con không được ăn bất kỳ đồ ngọt nào). Vì trẻ dễ bị thu hút và tò mò hơn khi trẻ chưa bao giờ được thử.”
Cha mẹ nên là hình mẫu và là người tập cho con thói quen ăn uống lành mạnh
- Ước lượng thức ăn đúng nhu cầu
Cho trẻ ăn đúng với nhu cầu và độ tuổi của trẻ. Sau khi kết thúc bữa ăn, nếu trẻ vẫn còn thấy đói thì vẫn có thể khuyến khích con ăn thêm. Hãy tôn trọng con cả khi con no hoặc đói nhé!
Lời khuyên từ Tiến sĩ Lisa Fries:
“Có bằng chứng cho rằng việc cung cấp cho trẻ lượng thức ăn lớn hoặc thức ăn giàu năng lượng như: pho-mát, mì, nui… Sẽ làm tăng trưởng lượng thức ăn mà trẻ có thể tiêu thụ”
- Khuyến khích và động viên khi con thử món mới
Khi bắt đầu giới thiệu thực phẩm mới cho trẻ, bố mẹ hãy kiên nhẫn khuyến khích, động viên để thuyết phục con tự tin nếm thử nhé.
Lời khuyên từ Tiến sĩ Lisa Fries:
“Nghiên cứu gần nhất cho thấy trẻ sẽ từ chối nếm thử thực phẩm mới nếu không có sự động viên từ bố mẹ. Thay vì nói dối về món ăn, bố mẹ cứ nhẹ nhàng khuyến khích con như “cải xanh rất tốt cho em bé, con ăn thử với mẹ nhé”.”
- Trẻ học theo thói quen ăn uống của bố mẹ
Việc cùng thưởng thức bữa ăn với cả gia đình nên được thực hiện càng thường xuyên càng tốt. Trẻ con học rất nhanh bằng việc quan sát các thành viên trong gia đình, nên bố mẹ chính là tấm gương gần nhất và thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ đấy!
Lời khuyên từ Tiến sĩ Lisa Fries:
“Có thể đoán được thói quen ăn uống của trẻ bằng cách quan sát hành vi của bố mẹ trong bàn ăn. Nghiên cứu cho thấy học ăn theo bố mẹ là phương pháp thành công nhất để thuyết phục trẻ ăn uống ngon miệng hơn.”
- Không đặt ra “phần thưởng” để con ăn nhiều hơn
Thức ăn luôn luôn hấp dẫn, nhưng đừng dùng chúng để làm phần thưởng cho con nhé. Trường hợp quen thuộc thường thấy như: “Nếu con ăn hết chỗ rau này, mẹ sẽ thưởng con một cây kem.” Về lâu về dài, việc này sẽ làm trẻ có thói quen xấu mỗi khi được cho ăn rau xanh.
Lời khuyên từ Tiến sĩ Lisa Fries:
“Mọi thực phẩm đều có những giá trị riêng. Dùng thức ăn làm phần thưởng sẽ khiến con lầm tưởng dinh dưỡng và giá trị của các món ăn.”
Có thể bố mẹ không để ý, nhưng sinh hoạt ăn uống trong gia đình sẽ ảnh hưởng rất lớn đến trẻ sau này. Cha mẹ nên là người tập cho con thói quen ăn uống lành mạnh, bắt đầu với việc giới thiệu các nhóm thực phẩm, dinh dưỡng đúng với độ tuổi của con. Bằng cách này, bố mẹ sẽ hiểu được nhu cầu và sở thích của con để con được phát triển khỏe mạnh với những gì tốt nhất nhé.